Cơ hội định cư Úc – Ngành nào giúp bạn đạt PR nhanh nhất?

Trong nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ, các ngành được cộng đồng du học sinh và phụ huynh yêu thích như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ lại có con đường định cư khá hẹp và cam go khi lao động trong nước đã đủ đáp ứng nhu cầu dịch vụ của xã hội. Trái lại, các ngành y tá và chuyên viên chuyên khoa như chuyên viên trị liệu nghề nghiệp (occupational therapist), chuyên viên vật lí trị liệu (physiotherapist) hay chuyên viên nhãn khoa (optometrist) lại có con đường định cư rộng mở hơn.

Định cư tay nghề là gì?

.

Định cư tay nghề là hình thức cấp thị thực (visa) từ nhiều năm đến thường trú cho người có tay nghề (nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc) phù hợp với nhu cầu nhân lực còn thiếu hụt trong nước của chính phủ Úc. Việc định cư này phải thông qua việc sát hạch (thẩm định) tay nghề của người nộp đơn với nhiều yêu cầu cụ thể để chứng minh kinh nghiệm làm việc và bằng cấp mà người này đã có. Mỗi ngành nghề đều có yêu cầu riêng, tuỳ thuộc vào cơ quan thẩm định.
Để định cư Úc dưới các chương trình định cư tay nghề, việc quan trọng là phải có tay nghề phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội Úc. Mỗi năm, chính phủ Úc sẽ tiến hành trưng cầu dân ý thông qua việc đối thoại với các cơ quan địa phương, các tổ chức và các doanh nghiệp lớn và nhỏ để tìm hiểu về nhu cầu lao động trong nước mỗi năm, dự đoán về mức độ phát triển của từng ngành và đối chiếu với tình hình lao động tay nghề trong nước xem có đủ đáp ứng nhu cầu phát triển đó của xã hội Úc hay không. Sau đó, các ngành thiếu hụt sẽ được lên danh sách để chính phủ có thể “chiêu hiền” bằng cách cho người lao động nước ngoài có tay nghề cần thiết nhập cư. Danh sách này sau đó sẽ được mỗi tiểu bang xem xét sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương mình mà lập ra danh sách định cư tay nghề của mỗi tiểu bang. Và cũng dựa trên nhu cầu lao động ít nhiều, mức độ đáp ứng trong nước nhanh chậm mà danh sách này cũng được chính phủ liên bang và chính phủ các tiểu bang chia ra hai nhóm chính: nhóm ngắn hạn (hay còn gọi là short-term skilled occupational list, viết tắt là STSOL) và nhóm trung đến dài hạn (hay còn gọi là medium and long term strategic skills list, viết tắt là MLTSSOL).

Ngắn hạn - Trung dài hạn

Vì mục đích cơ bản của các chương trình định cư tay nghề là dùng nguồn di dân tay nghề bên ngoài nước để bổ sung cho người lao động thiếu hụt trong nước nên tuỳ vào khả năng đáp ứng của việc giáo dục và đào tạo trong nước mà các ngành có thể được phân ra thành ngắn hay trung và dài hạn. Các ngành ngắn hạn được hiểu nôm na là thiết hụt tạm thời nên thường dễ thay đổi. Đối với các tiểu bang, khi đã nhận đủ số lượng đơn trong các ngành nghề này, họ sẽ tạm đóng việc nhận đơn xin bảo lãnh tại địa phương mình cho năm tài khoá đó. Việc này cũng thường xuyên xảy ra và khi đăng nhập vào các trang thông tin di trú của các tiểu bang, bạn sẽ bắt gặp các ngành vẫn nằm trong danh sách định cư nhưng tạm đóng (Closed), ngưng nhận hồ sơ. Các ngành này cũng sẽ bị loại khỏi danh sách khi chính phủ liên bang nhận thấy nhu cầu lao động trong nước đã được đáp ứng đầy đủ. Các ngành trung và dài hạn sẽ có sự ổn định hơn vì sự thiếu hụt ở các ngành này mang tính “dài hơi” hơn hoặc chính phủ có dự định phát triển ở các lĩnh vực đó. Tiêu biểu là các ngành như chăm sóc sức khoẻ (y tá, các chuyên viên chuyên khoa), ngành công nghệ thông tin và các ngành kĩ thuật.

Nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ

Trong nhóm ngành chăm sóc sức khoẻ, các ngành được cộng đồng du học sinh và phụ huynh yêu thích như bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ lại có con đường định cư khá hẹp và cam go khi lao động trong nước đã đủ đáp ứng nhu cầu dịch vụ của xã hội. Trái lại, các ngành y tá và chuyên viên chuyên khoa như chuyên viên trị liệu nghề nghiệp (occupational therapist), chuyên viên vật lí trị liệu (physiotherapist) hay chuyên viên nhãn khoa (optometrist) lại có con đường định cư rộng mở hơn.

Nhóm ngành công nghệ thông tin

Điểm thuận lợi của các nhóm ngành này là đa số các ngành đều nằm trong danh sách định cư trung và dài hạn. Cụ thể, các ngành thường gặp như network professionals (chuyên viên mạng lưới/ hệ thống máy tính), coder/ developer/ software engineer (kĩ sư phần mềm) đều là những lựa chọn định cư tốt trong cộng đồng nhiều năm qua. Tuy nhiên, vì cơ hội định cư của nhóm ngành này tốt lại phù hợp thị hiếu của đa số cộng đồng du học sinh nên việc cạnh tranh điểm định cư tại ngành này khá cao. Đặc biệt trong nhóm ngành này có ngành Business Analyst, chuyên viên phân tích nghiệp vụ, tức người chuyên phụ trách việc phân tích một dự án và làm việc như một cầu nối giữa khách hàng và các phòng ban trong công ty, là một ngành có cơ hội định cư tốt, cơ hội việc làm cao nhưng lại ít được du học sinh Việt biết tới.

Nhóm ngành giáo dục (dạy học)

Cũng là một nhóm ngành định cư dài hạn nhưng Teaching (dạy học) lại không được cộng đồng du học sinh Việt ưu ái vì rào cản ngôn ngữ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nhiều du học sinh Việt ngày nay có khả năng giao tiếp tốt, trình độ ngoại ngữ cao đều có thể học tập, làm việc và định cư bằng khối ngành này. Đặc biệt, trong khối ngành này có ngành chăm sóc trẻ (early childhood education) tức là giáo dục bậc trước tiểu học được đặc biệt ưu ái và khả năng việc làm sau tốt nghiệp cao.

Nhóm ngành kinh tế

Nhìn chung, các ngành thuộc khối kinh tế gặp nhiều khó khăn trong con đường định cư Úc sau tốt nghiệp vì 3 nguyên nhân:

Định cư tay nghề là hình thức cấp thị thực (visa) từ nhiều năm đến thường trú cho người có tay nghề (nghề nghiệp và kinh nghiệm làm việc) phù hợp với nhu cầu nhân lực còn thiếu hụt trong nước của chính phủ Úc. Việc định cư này phải thông qua việc sát hạch (thẩm định) tay nghề của người nộp đơn với nhiều yêu cầu cụ thể để chứng minh kinh nghiệm làm việc và bằng cấp mà người này đã có. Mỗi ngành nghề đều có yêu cầu riêng, tuỳ thuộc vào cơ quan thẩm định.
Để định cư Úc dưới các chương trình định cư tay nghề, việc quan trọng là phải có tay nghề phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội Úc. Mỗi năm, chính phủ Úc sẽ tiến hành trưng cầu dân ý thông qua việc đối thoại với các cơ quan địa phương, các tổ chức và các doanh nghiệp lớn và nhỏ để tìm hiểu về nhu cầu lao động trong nước mỗi năm, dự đoán về mức độ phát triển của từng ngành và đối chiếu với tình hình lao động tay nghề trong nước xem có đủ đáp ứng nhu cầu phát triển đó của xã hội Úc hay không. Sau đó, các ngành thiếu hụt sẽ được lên danh sách để chính phủ có thể “chiêu hiền” bằng cách cho người lao động nước ngoài có tay nghề cần thiết nhập cư. Danh sách này sau đó sẽ được mỗi tiểu bang xem xét sao cho phù hợp với tình hình kinh tế của địa phương mình mà lập ra danh sách định cư tay nghề của mỗi tiểu bang. Và cũng dựa trên nhu cầu lao động ít nhiều, mức độ đáp ứng trong nước nhanh chậm mà danh sách này cũng được chính phủ liên bang và chính phủ các tiểu bang chia ra hai nhóm chính: nhóm ngắn hạn (hay còn gọi là short-term skilled occupational list, viết tắt là STSOL) và nhóm trung đến dài hạn (hay còn gọi là medium and long term strategic skills list, viết tắt là MLTSSOL).

TRƯỜNG LIÊN KẾT VỚI E&M Globals